Trang Chu Dien Dan Thong Bao Tuyen Dung Danh Sách Truyện

Tìm kiếm Blog này

Thông Báo Từ ComicVN

Tuyển Editor,Translator cho ComicVN
Tuyển Mod,Smod cho diễn đàn


Nhân Sự
Tuyển Dụng
Tech Admin

Nhãn

Được tạo bởi Blogger.

Giới thiệu các bộ truyện Manhua dài - Kiết Tường (update)

Topic này sẽ giới thiệu các bộ truyện tranh dài của Hongkong, các tác phẩm trên 500 hồi và dài hơn 10 năm.
Thật ra vì thời gian ít ỏi, dù đam mê nhưng không thể nào xem hết được, vẫn còn rất nhiều các bộ khác mà chưa biết hết được, bạn nào biết thì bổ sung vào giùm nhé.

TOPIC ĐƯỢC CẬP NHẬT MỖI NGÀY !!!


LONG HỔ MÔN – TÂN TÁC LONG HỔ MÔN
Thời gian ra truyện: 1970 – 2000, 2000- đến nay
Số tập: Long Hổ Môn 1280 kỳ, Tân tác Long Hổ Môn hơn 570 kỳ

Giới thiệu: do sư phụ mãn họa hongkong là Hoàng Ngọc Lang sáng tác, nếu tính theo số kỳ ra mỗi tuần thì đang chiếm số một thế giới. Tên truyện đầu tiên là “TIỂU LƯU MANH”, miêu tả thế giới xã hội đen đặc biệt chỉ có ở Hongkong, nhưng sau lại thành một vấn đề xã hội. Lúc đó có nhiều bạn học sinh xem xong nội dung truyện, bắt chước làm theo, như ép người uống nước tiểu, cho đầu vào bồn nước… đến kỳ thứ 99 đổi tên thành “LONG HỔ MÔN”

Ảnh bìa đầu tiên của "Tiểu Lưu Manh"


Ảnh chap cuối 1280 của "Long Hổ Môn", khi tất cả cùng nhau vào nghịch chuyển thời không



Sau này khi Hoàng Ngọc Lang vào tù, bản quyền được giao cho Văn Hóa Bác Tín, về sau nội dung thay đổi chút, tùy theo kịch tính mà phát triển. Lúc đầu chỉ là cuộc chiến của các lưu manh, sau có thêm thần ma yêu vật đều xuất hiện. Nhân vật chính có siêu năng lực hơn cả Dragon Ball. Sau này khi Hoàng Ngọc Lang ra tù mua lại bản quyền, không muốn tác phẩm của mình bị phá hỏng. Quyết ý làm lại từ đầu, vào đoạn Thập Dương Tự Thiêu tạo ra nghịch chuyển thời gian. Bắt đầu lại từ lúc Vương Tiểu Hổ đến hongkong, cũng là bắt đầu “Tân tác Long Hổ Môn, các bạn đọc nếu đã xem qua bản cũ có thể thấy từ nội dung đến hình thức đều khác bản cựu tác rất nhiều.

Chú thích: Văn Hóa Bác Tín: là công ty cổ phiếu Hongkong, sau khi Hoàng Ngọc Lang vào tù, đã mua lại bản quyền bốn tác phẩm là “Long Hổ Môn”, “Túy Quyền”, “Như Lai Thần Chưởng”, “Trung Hoa Anh Hùng”. Sau này đã ra khỏi giới truyện tranh nhưng công ty này vẫn còn nắm nhiều bản quyền truyện. Sau này cả “Tân Tác Long Hổ Môn” khi bán vẫn phải chia tiền cho Văn Hóa Bác Tín.

Chú thích: Lý do Hoàng Ngọc Lang vào tù: những năm 80, Hoàng Ngọc Lang mở ra thời kỳ lịch sử mới của truyện tranh hongkong với những tác phẩm trứ danh: Trung Hoa Anh Hùng, Thiếu Lâm Kỳ Binh, Ngọc Lang Mãn Họa, Thọ Tinh Tử, Quái Dị tập… sau đó cơ nghiệp ngày phát triển gồm các lĩnh vực khác như tạp chí, báo, in ấn.. Ngọc Lang Tập Đoàn lên sàn, cổ phiếu lúc mới là 1.18$, lúc đên đỉnh cao nhất là 4$. Tài sản nhiều nhất là 200 triệu Cảng tệ. sau đó tặng nhanh đến 20 lần. sau đó thị trường cổ phiếu sụp đổ khiến Hoàng Ngọc Lang mất đi “Ngọc Lang tập đoàn”, còn phải vào tù vì số tiền nợ thị trường cổ phiếu quá lớn. sau đó còn nợ thuế rất nhiều. 17/1/1991 vào tù bốn năm đến 1993 mới ra tù (mãn hạn sớm).



LÝ TIỂU LONG
Thời gian sáng tác: 1971 – 2009
Số tập: toàn bộ 1560 kỳ

Là tác phẩm của Thượng Quan Tiểu Bảo, lấy theo phong cách của ngôi sao võ thuật nổi tiếng Lý Tiểu Long, nội dung thật ra bắt chước “Long Hổ Môn”, kỳ này Long Hổ Môn có gì thì kỳ sau Lý Tiểu Log cũng có y như vậy. Thậm chí Hoàng Ngọc Lang cho ra “tân tác Long Hổ Môn”, Tiểu Bảo cũng theo đó mà cho ra đời “tân biên Lý Tiểu Long”, nhưng thành quả không lý tưởng. cho nên đã thay đổi nội dung lại. Sau này Tiểu Bảo giao “Lý Tiểu Long” lại cho con là Trịnh Thế Kiệt, không ngờ chỉ chưa nửa năm dã đem công sức của cha hơn 30 năm đổ sông biển. và Lý Tiểu Long cũng đã kết thúc như vậy




TRUNG HOA ANH HÙNG
Thời gian sáng tác: 1980 – 1995
Số tập: 371 tập.
Sáng tác từ 5/9/1980, lúc đầu đăng trên “Kim Báo, 7/3/1981 mới nối vào phần sau “Túy Quyền”, đầu 1982 lại chuyển qua “Như Lai Thần Chưởng”, Vì Trung Hoa Anh Hùng được nhiều người mong đợi, nên Mã Vinh Thành yêu cầu Hoàng Ngọc Lang cho Trung Hoa Anh Hùng ra bản riêng. Đến 28/12 mới chánh thức xuất bản. Kết thúc khoảng giữa 1995, chính là thời kỳ huy hoàng nhất của Mã Vinh Thành, Hoàng Ngọc Lang gọi thời kỳ này là thời kỳ kim cương của Mã Vinh Thành.
Mỗi kỳ Trung Hoa Anh Hùng đều vượt hơn kỷ lục 200 ngàn bản, trong khi hongkong chỉ có 8 triệu người. Nếu đổi lại là Nhật Bản thì mỗi lần có thẻ bán hơn 25 triệu bản.



Bởi vì quá nổi tiếng, Mã Vinh Thành bị đố kỵ oán ghét, từng hai lần bị đánh, còn bị chặt một tay, cũng vì lý do này mà Trung Hoa Anh Hùng đã đổi chín Chủ Bút (họa sĩ chính), nên từ đó Trung Hoa Anh Hùng càng kém hay hơn. Cuối cùng phải kết thúc. Gần đây Trịnh Kiện Hòa có tiếp tục bộ “Trung Hoa Anh Hùng Tiền Truyện.

hồi 1 đến 45(tu đính bản): Đầu năm Dân Quốc, Trung Quốc bị các nước mạnh xâm nhập, thổ hàoThanh Khê Thôn cấu kết với người Tây Dương, lăng nhục bá tính. Cha mẹ Hoa AnhHùng bị giết hại, sau khi báo thù cha, Hoa Anh Hùng vượt biển đến Mỹ làm côngnhân hầm mỏ. sau đó theo đám anh em chống lại chủ xưởng Đại Hại, bái sư Kim Ngạo,Túy Điên. Học được một thân võ nghệ và kiếm pháp, sau chiến đấu với tổ chức sátthủ Hắc Long Hội, sau được các đồ đệ Kiếm Thánh giúp, đánh bại Tiền Vô Nghĩa vàKim Thái Bảo là hết

Hồi 1 đến 11 (bảnriêng): sau trận chiến với Hắc Long Hội, Hoa Anh Hùng di cư đến Mỹ, lại bị tổ chức sát nhân đuổi giết không tha, vợ là Trần Khiết Du bị độc sát, con gái HoaTú Anh cũng chôn thân biển lớn, Hoa Kiếm Hùng được Quỷ Bộc (Quỷ Ảnh Tử) cứu. sau tìm đầu lĩnh tổ chức Hắc long là tướng quân Satan và THập đại sát thủ báo thù, võ công không bằng nên bại. Cuối cùng Kiếm Thánh xuất hiện hóa giải ân oán đôi bên, Cuối cùng theo di nguyện Kiếm Thánh, thối xuất giang hồ, định cư ở Mỹ, ở Trung Hoa Lâu chuyên tâm làm ăn…


Túy quyền
Thời gian sáng tác: 1981 – 2002
Số tập:1099 kỳ





Là tác phẩm mà Hoàng Ngọc Lang bắt chước theo “Xạ Điêu Anh Hùng Truyện” và “Thiên Long Bát Bộ”, sau đó lại giống như “Như Lai Thần Chưởng”, đều là mô phỏng. Nhưng không phải như “Như Lai Thần Chưởng” bắt chước y hệt “Ỷ Thiên Đồ Long Ký”, vừa bắt đầu đã kết hợp thế giới của “Xạ Điêu Anh Hùng Truyện” và “Thiên Long Bát Bộ”,tạo ra một thế giới giang hồ mới.


Nhân vật chính Vương Vô Kỵ có thể nói là nhân vật có mạng khổ nhất nhì trong lịch sử. Bản tính Vương Vô Kỵ tương tự như Quách Tĩnh. Các bạn hãy tưởng tượng nhé, trong truyện này “Hoàng Dung” không chỉ bị Âu Dương Khắc chiếm thân xác, sau đó mang thai, còn bị Dương Khang đánh thành kẻ ngốc, thao túng trong lòng bàn tay, giết chết ân sư, cuối cùng chết không toàn thây,.


Các nhân vật kinh điển có Tiểu Kiếm Tiên, quá trình chuyển từ chính sang tà luôn khiến bạn đọc cảm thấy thú vị. có thể nói là phiên bản “Dương Khang” thành công. Trận chiến kinh điển là Vương Vô Kỵ với Tiểu Kiếm Tiên trên Hoàng Sơn, lúc đó bạn đọc đều cho Vương Vô Kỵ sẽ bại, không ngờ VươngVô Kỵ chiến thắng cuối cùng. Nhưng hối hận vì sai lầm giết ân sư, nên tự đoạn cân mạch mà chết. Tiểu Kiếm Tiên thật ra chỉ giả chết, cốt truyện lại tiến đến cao trào mới.




Sau đó có “Ma Đồng” xuất thế nghịch thiên duy ngã, ác đấu với Vương Linh. Tiểu Kiếm Tiên từ đó lui khỏi giang hồ. Kịch tính chỉ trung bình, nhưng sáng ý vô cùng.Cho đến hồi 841 bắt đầu “Túy Quyền 2” và 949 ra “Túy Quyền 3”, cốt truyện đã không hay như xưa, các nhân vật đã chết bắt đầu sống lại. Cuối cùng tập 1000 đổi tên lại là “Túy Quyền” đi vào lối mòn của “Long Hổ Môn”, “Như Lai Thần Chưởng”và “Trung Hoa Anh Hùng”, tất cả nhân vật chính đều trùng sinh sống lại chiến đấu tương tự như “Thần Binh F”


Như kịch tính dần dần dã nhạt, cuối cùng phải kết thúc. Sau đó Vĩnh Nhân- Lượng Đông ra“tân tác Túy Quyền cũng chưa đến một năm phải dừng. sau đó Khi Tuấn ra “Túy QuyềnVương Vô Kỵ” càng ngắn hơn. Cho đến khi Khưu Phúc Long ra “Hỏa Vân Tà Thần”,Thiên Hạ Vô Địch được các fan hâm mộ nhớ lại. Khi Tuấn lần nữa ra “Thiên Hạ VôĐịch Tiểu Kiếm Tiên” rất được hoan nghênh.




Thấy vậy Ngọc Hoàng Triều và Khi Tuấn tranh chấp bản quyền, “Túy Quyền” lại rơi vào tayHoàng Ngọc Lang, cho ra đời “Hoàng Ngọc Lang Túy Quyền”, nhưng câu chuyện tuy cóđổi mới vẫn bắt chước tình tiết chuyện cũ, khó được bạn đọc đón nhận nên cũngngắn ngủi.


Lịch sử phát triển của ngành manhua HongKong
Năm 1970

Tiểu lưu manh (Hoàng Ngọc Lang)
Đây chính là tên ban đầu của bộ truyện nổi tiếng Long Hổ Môn-Tân Tác Long Hổ Môn mà chúng ta quen thuộc
“Tiểu Lưu Manh”được Hoàng Ngọc Lang cho vấn thế vào một chiều mùa thu năm 1970, đây là một tác phẩm mang tính chất trọng đại trong sự nghiệp của Hoàng Ngọc Lang.
Kìđầu tiên của “Tiểu Lưu Manh” tên “Vương Tiểu Long đến HongKong” do Hoàng Ngọc Lang xuất bản dưới tư cách của “Hội xuất bản Toàn Thạch”
Xuất bản với số lượng 11.000 bản,bán với giá 2 hào/kì(2 hào hiện giờ bằng khoảng 650 VND)


Năm 1981
Túy Quyền (Hoàng Ngọc Lang)
“Túy Quyền” ra đời năm 1981, đây là bộ manhua dài kì thứ hai của Hoàng Ngọc Lang sau “Long Hổ Môn”.Bộ truyện ra đời vì năm đó HongKong công chiếu bộ phim ăn khách cùng tên.” “Túy Quyền” ra đời được độc giả rất mến mộ.Sau này “Túy Quyền” được đài truyền hình á châu sửa đổi thành kịch truyền hình “Túy Quyền Vương Vô Kị” và “Nhật Đế Nguyệt Hậu”.
Thông tin:
Bộ Túy Quyền năm 1981 này có tổng cộng 1100 chap,nhưng do xuất bản đã lâu và thời đó các công cụ để scan và lưu trữ không được như bây giờ nên trên các trang manhua online của china cũng không cóđủ,thiếu mất 200 chap.Các thông tin về nó cũng chẳng có nhiều,viết lên đây là vì nó có tầm quan trọng trong ngành manhua HongKong và “Sư phụ Hoàng Ngọc Lang”.
Còn bộ Túy Quyền thứ hai cũng của Hoàng Ngọc Lang sáng tác được biết đến với tên Tân Tác Túy Quyền hiện đã hoàn thành với 44 chap.Câu truyện xoay quanh một môn võ công tên Túy Quyền vốn là một môn võ vì trả thù nhà nợ nước mà sáng tạo ra,có thể các bạn sẽ nghĩ say thì còn làm được gì nữa nhưng say còn có một ý nghĩa khác, đó là anh hùng hảo hán tụ họp,tri âm cả đời khó gặp thử hỏi không say cùng nhau thì còn biết làm gì?? Họ là những người như vậy nhưng anh hùng hào kiệt võ nghệ cao cường,lực bạt sơn hà thì sao?? Họ vẫn phải chuyển vần theo bánh xe lịch sử,phải làm thế nào để thay đổi?? Dù có liều mạng thì liệu có cứu được bách tính đang lầm than không??tác phẩm của Hoàng Ngọc Lang vẫn luôn như vậy,tình tiết đan xen và có lẽ ý nghĩa của Túy Quyền không phải ở nắm đấm mà ở tình cảm,một phần cho yêu một phần cho hận,một phần cho nước một phần cho nhà…

Tiếp theo là một bộ Túy Quyền khác vẫn đang ra được biết đến với cái tên Túy Quyền 2008,vẫn do một tay ‘Sư phụ” điều hành với những tình tiết li kìđan xen và hấp dẫn đến nghẹt thở.Nhân vật chính:Vương Vô Kị,Tiểu Kiếm Tiên,Lão Tổ Tông…



Năm 1982
Như lai thần chưởng(Hoàng Ngọc Lang)
Bắt đầu sáng tác vào năm 1982,là bộ manhua dài hơi thứ 3 của Hoàng Ngọc Lang.NLTC được sáng tác dựa theo tiểu thuyết võ hiệp “Thiên Phật Chưởng” cùng với tình tiết của “Ỷ thiên đồ long kí” và “Tuyệt đại song kiêu”.
Đây cũng là một PJ được hâm mộ vàđược thực hiện với tốc độ kỉ lục trong forum chúng ta,chắc cũng chẳng cần giới thiệu thêm.
Năm 1984
Thiếu lâm kì binh(Hoàng Ngọc Lang,Phùng Chí Minh)
Là tác phẩm được Hoàng Ngọc Lang và Phùng Chí Minh hợp tác thực hiện. “Thiếu lâm kì binh” đại phá thị trường manhua lúc đó một phần là nhờ ảnh hưởng của bộ phim ăn khách có nội dung tương đồng “Đoạt bảo kì binh”.Bộ truyện này phát hành tổng cộng 30 kì nói về một học giả phương tây tới phương đông lấy tầm bảo làm mục đích.
Năm 1989
Thiên hạ họa tập(Mã Vinh Thành)
Mã Vinh Thành sau khi hiểu rõ “Cơ Chế Ngọc Lang” đã lựa chọn rời xa cái bóng của “sư phụ manhua Ngọc Lang”,tự lập môn hộ,chính trong thời gian này Mã Vinh Thành đã bị ám hại dẫn đến mất một tay.
Nhưng không vì vậy mà nguội nhiệt huyết,sau thời gian chữa trị,Mã Vinh Thành lại tái xuất giang hồ.
Tác phẩm “Thiên hạ họa tập” được phát hành kìđầu ngày 1 tháng 7 năm 1989 do “Hội xuất bản Thiên Hạ” đảm nhiệm,có nhiều điểm tương đồng với nội dung “Trung Hoa anh hùng” trước đó, từ điểm này có thể thấy Mã Vinh Thành đang quyết tâm vượt qua bản thân trước đây.
Đây chính là tuyệt phẩm của Mã Vinh Thành vẫn đang xuất bản hàng tuần:Phong Vân
Năm 1992
Nội dung của Phong Vân thì khỏi cần kể nữa nhé


Chiến mã(Trương Vạn Hữu)
Trương Vạn Hữu rời khỏi “Ngọc Lang tập đoàn” vào năm 1991, Trương Vạn Hữu tự xuất bản bộ “Chiến mã”.Không ngờ “Chiến Mã” gây ảnh hưởng đến một số quan chức,thêm vào đó là số lượng tiêu thụ không đạt.Sau này,Vạn Hữu phải hợp tác với “Thiên Hạ” để xuất bản “Chiến mã” nhưng cuối cũng vẫn phải dừng lại vì số lượng tiêu thụ.
Thiên diện thần long(Chu Thăng)
Sau khi xuất bản “Nữ lưu chi bối”, “Công tử họa” và “Bá vương chí tôn”,Chu Thăng hợp tác với “Hội xuất bản Chấn Mĩ” để xuất bản bộ manhua đầu tiên được thực hiện trên máy tính “Thiên diện thần long”.Nhưng vì lúc đó không có sự giúp đỡ của người có chuyên môn cộng thêm kĩ thuật còn lạc hậu nên tác phẩm không gây được tiếng vang, chất lượng cũng không hơn truyện phát hành cùng kì là “Long Thần” chút nào.
Thông tin:truyện chỉ có 4 chap là kết thúc,nội dung cũng bình thường,cho nó vào đây vì nó là một phần ảnh hưởng tới nhưng chap manhua sau này chúng ta đang đọc
Long Thần(Khưu Phúc Long)
Khi “Ngọc Lang” thất thế và vào tù, phần lớn đại thần dưới trướng đều ra đi, tự ra ngoài tìm con đường phát triển của mình. Khưu Phúc Long cũng trong số đó,sau khi rời khỏi “Ngọc Lang” không lâu thì đầu quân cho “Hội xuất bản Long Thừa Phong”, tại đây xuất bản “Công tử họa” và “Đông phương bất bại”.
Tháng 7 năm 1992 Khưu Phúc Long hợp tác với ông chủ tiệm manhua “Mạn Họa Thiên Hạ” Diệp Quốc Thành cùng nhau thành lập “Hội xuất bản Đằng Long” và xuất bản manhua “Long Thần”
“Long Thần” là manhua đầu tiên xuất bản theo hình thức đóng bìa cứng và đem lại thành công mĩ mãn cho công ty.
Năm 1993, “Sư phụ manhua Hoàng Ngọc Lang” ra tù, Khưu Phúc Long đã bỏ “Hội xuất bản Đằng Long” để trở lại với “Ngọc Hoàng Triều” của “sư phụ” khiến “Long Thần” không bệnh mà chết, cũng vì vậy mà Diệp Quốc Thành trong cơn khốn khó mà nảy sinh làm chuyện kinh doanh ám muội dẫn đến lao lí.
Năm 2000,Hoàng Ngọc Lang mua lại bản quyền của “Long Thần”,tạo điều kiện cho Khưu Phúc Long tiếp tục thực hiện dự án còn dang dở.
Thông tin liên quan: truyện Long Thần có tổng cộng 58 chap đã ra hết. Nội dung chính kể về truyền kì của tuyệt đại Long Thần đắm say trong những ngày tháng quên đi cả bản thân vì vinh quang và sứ mệnh vĩ đại…rồi cuộc quyết chiến cuối cùng đến, cho dù máu có chảy cạn thì chiến ý vẫn rừng rực cháy…


SUPER J (Nhiều chủ bút của Văn Hóa Truyền Tin cùng thực hiện)
Khi “Tập Đoàn Ngọc Lang” được chuyển nhượng,những người tiếp quản đã đổi tên thành “Văn Hóa Truyền Tin”.Nhưng những chủ bút hợp tác lại không đoàn kết mà tự lo xây dựng cá nhân nên đã đẩy “Văn Hóa Truyền Tin” vào một thời kì thất bại thảm hại.Vì muốn tạo một hướng đi mới,những chủ bút đã lấy bộ manga Nhật Bản tên “Thiếu Niên Jump” làm bản gốc,xuất bản thành một bộ manhua thuần HongKong “Super J”.
Ở HongKong lúc đó,“Super J”cũng có thể được coi là thành công với số lượng tiêu thụ khá lớn nhưng vẫn chưa đủ để cứu lại tập đoàn đang chìm dần. Ít nhất nó cũng cho những chủ bút như Trần Giai Hoa hay Trần Vĩ Văn một cơ hội để phát huy.
Hồng Lang (Quảng Bân Cường)
Năm 1992,lúc này những chủ bút của “Văn Hóa Truyền Tin” đã lần lượt bỏ đi,Quảng Bân Cường dù cố gắng cũng không thể vực lại được “Văn Hóa Truyền Tin” nên cuối cùng đã gia nhập “Nghệ Đô”xuất bản manhua võ hiệp “Hồng Lang”,một manhua ngắn gồm 6 kì.
Nội dung chủ yếu của “Hồng Lang” được lấy từ tiểu thuyết “Đai lưng hùng lang” của Nhật Bản và “Tây du kí” của Trung Quốc.
Vừa xuất hiện, “Hồng Lang” đã tạo nên một khái niệm kết hợp tương phản mới mẻ.Sau khi “Hồng Lang” kết thúc,Quảng Bân Cường đã quay lại “Văn Hóa Truyền Tin”và tiếp quản vị trí chủ bút của manhua “Trung hoa anh hùng” từ Viên Gia Bảo.
Năm 1993
Siêu cấp bá vương hay còn gọi là Siêu bá thế kỉ (Hứa Cảnh Thâm)
Năm 1993 cũng là năm Hoàng Ngọc Lang tái xuất giang hồ.Sau khi ra tù,“sư phụ” hỏa tốc chiêu binh mãi mã,trong thời gian ngắn đã thành lập “Ngọc Hoàng Triều” hô phong hoán vũ trong giới sáng tác,tác phẩm đầu tiên “Siêu cấp bá vương” không chỉ thành công áp dụng công nghệ in mới (hoàn toàn dùng giấy trắng chất lượng cao) mà còn tạo ra một giá tiền phá bỏ truyền thống (10 cảng tệ/kì).Giá thành tuy tăng lên nhưng số lượng tiêu thụ vẫn rất lớn.Sau đó,các manhua khác của HongKong cũng học theo “Siêu cấp bá vương”,tất cả đều tăng giá từ 8 lên 10 cảng tệ/kì.
Về lí do đổi tên của“Siêu cấp bá vương”.Vì phong cách và nội dung của tác phẩm này vượt xa tác phẩm cũ “Bá vương đường phố”của Hứa Cảnh Thâm.Hoàng Ngọc Lang vì không muốn “Văn truyền” và “CAPCOM” truy vấn nên đã quyết định sửa đổi một số chi tiết và đổi tên thành “Siêu bá thế kỉ”
Thông tin: đã hoàn thành toàn tập với 120 chap.Nội dung chính:
Câu chuyện diễn ra trong bối cảnh thế kỉ 21 tương lai,một nhân vật bíẩn tự nhận là “Thần” đã xâm nhập trái đất đại khai sát giới.Loài người đang bị đẩy dần đến bờ vực diệt vong,lúc này nhân loại chỉ biết đặt hi vọng vào 12 cao thủ mạnh nhất mà họ gọi là “Hộ thế thập nhị cường” đứng lên đấu tranh vì chính nghĩa và nhân dân.Cuộc chiến nổ ra, “Hộ thế thập nhị cường” khổ chiến 10 ngày đêm với “Thần”,vì võ công không bằng nên 9 người đã hi sinh.Chính lúc này xuất hiện một vị cao nhân võ đạo…



Thiên tử truyền kì (Hoàng Ngọc Lang)
Khi “siêu bá thế kỉ đã có chỗ đứng,Hoàng Ngọc Lang dự định đỡ đầu cho tác phẩm“Nghĩa Dũng Môn”nhưng Kì Văn Kiệt đã phản đối và cho rằng đỡ đầu cho “Thiên tử truyền kì”sẽ hợp lí hơn. Ý kiến được Hoàng Ngọc Lang chấp thuận,“Thiên tử truyền kì” đã danh chính ngôn thuận trở thành đứa con được Hoàng Ngọc Lang đỡ đầu và phát hành với số lượng khổng lồ.Còn ý kiến của Kì Văn Kiệt ngày hôm đó trở thành sự kiện được “sư phụ” thường nhắc đến như chiến tích của một công thần.
Thông tin: đây là một serier quá nổi tiếng rồi nên mình chỉ điểm lại tên những những phần trong này thôi nhé
1- Khai Chu Thiên (Chu Võ Vương Cơ Phát)
2- Tần Hoàng Thiên (Tần Thủy Hoàng Doanh Chính)
3- Lưu Manh Thiên Tử (Hán Cao Tổ Lưu Bang)
4- Đại Đường Uy Long (Đường Thái Tông Lý Thế Dân)
5- Như Lai Thần Chưởng (Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dẫn)
6- Hồng Vũ Đại Đế (Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương)
7- Tam Quốc Kiêu Hoàng (Tranh hùng thời tam quốc có quá nhiều nhân vật)
Tình song châu (Ôn Hạo Hiền)
Năm 1994,có những tác giả không màng hậu quả mà đưa chữ “Tình” vào manhua khiến dư luận phản ánh không hay về manhua.Kết quả là pháp luật vào cuộc,thu giữ và cấm phát hành nhiều manhua,sau này những manhua cấp 2 cũng phải có nội dung cảnh báo in trên 1/5 diện tích mặt bìa.Nhưng những đánh giá của xã hội lại tập chung chủ yếu lên một bộ manhua của “Ngọc Hoàng Triều”.Thực ra bộ manhua này đã được “Ngọc Hoàng Triều” xuất bản từ tháng 12 năm 1993,sau đó nhờ kinh nghiệm lâu năm Hoàng Ngọc Lang không những tránh được những xử lí nặng tay mà còn xoa dịu được dư luận.Chỉ là vì một tuyên bố sẽ chấm dứt tình trạng sexy trong manhua đó và đã thực hiện, “Ngọc Hoàng Triều” thoát được tai kiếp chính là vì biết dừng đúng lúc,còn những manhua bị thu giữ tiêu hủy kia,nói trắng ra là do họ hiếu thắng không chịu nhận thua mà thôi.
Thần Vương God Mchine (Mã Vinh Thành,Viên Gia Bảo)
Từ sau khi Viên Gia Bảo đảm nhiệm chủ bút của “Trung Hoa Anh Hùng”,số lượng tiêu thụ chỉ có tăng không giảm khiến người ngoài phải nhìn lại với con mắt khác.Còn Mã Vinh Thành vì tán thưởng họa công và nguyên tác nên đã gia nhập “Hội xuất bản Thiên Hạ” làm chủ biên cho “Thần Vương God Machine”,lại lần nữa phương thức in hoàn toàn trên giấy trắng được thử nghiệm vàđem lại thành công rực rõ.
Năm 1994
Hoàng triều truyền kì(Ngưu Lão,Khưu Thụy Tân,Luân Dụ Quốc)
Ngưu Lão thấy “Thiên tử truyền kì” của “Ngọc Hoàng Triều” được hâm mộ thì cho ra một tác phẩm lấy thần thoại Trung Quốc làm chủ đề có tên “Hoàng triều truyền kì”. Đáng tiếc manhua này cũng không tồn tại được.
Hải Hổ (Ôn Nhật Lương)
Năm 1994, Ôn Nhật Lương rời khỏi “Thiên Hạ”,tự lập nên “Công ty sáng tác hữu hạn Hải Dương” và xuất bản “Hải hổ”,số lượng tiêu thụ đạt đến một kỉ lục mới và tạo nên cục diện cạnh tranh trong ngành sáng tác manhua.
Tạm thời mình dừng lại ở đây vì sau năm 1994 này trong thị trường manhua HongKong sẽ có những bước tiến rực rỡ và chất lượng ngày càng được nâng cao,sẽ hứa hẹn nhiều hấp dẫn.




Các bạn đón xem tiếp giới thiệu LÝ TIỂU LONG, TRUNG HOA ANH HÙNG, TÚY QUYỀN, NHƯ LAI THẦN CHƯỞNG, ĐAO KIẾM TIẾU, THIÊN HẠ HỌA TẬP, CỔ HOẶC TỬ, HẮC BÁO LIỆT TRUYỆN, BÁ ĐAO, TUYỆT ĐẠI SONG KIÊU, HỎA VÕ DIỆU TRƯỜNG….

5 nhận xét:

Uề:D thanks bác Kiết:D hồi trước muốn tìm hiểu mấy thông tin này quá mà chẳng biết đâu có:D bác giúp anh em mở mang kiến thức với nhé:)) thanks bác:)) chúc bác mạnh khỏe:D

trác tuyệt !! thanks a Kiết nhiều. nếu có thể a có thể cho mọi người thấy thêm sự thay đỏi về nét vẽ của các tác phẩm qua các thời kỳ, và thứ tự các bọ trong những series như: võ thần, túy quyền...

bây giờ mới nhớ là cách đây 15 năm mình có đọc Long Hổ


môn nhưng chỉ được vài tập lẻ tẻ. Nhớ thời thơ ấu

ơ thế "như lai thần chưởng" năm 1982 ko phải là bộ long qua nhi đúng ko? hình như bộ đấy cũng thành 1 series, "thần chưởng long kiếm phi" là 1 phần trong đó thì phải.
mà có ai thông thạo ính lịch thì dịch quyển hongkong comics: a history of manhua ra cho ae tăng thêm hiểu biết cái nào

bây h mình mới biết vì sao có rất nhiều nhân vật trong Phong Vân bị cụt 1 tay,... cảm ơn bài viết của bạn Kiết Tường, mình đang đợi những bài viết chi tiết như này của bạn. P/S: bài viết rất hay nhưng viết về Hoài Lang quá nhiều mà Phong Vân Mã Vinh Thành và sức ảnh hưởng của nó thì hơi ít, không biết Đan Thanh có vẽ ko nhể.?